AI: Hiểu về trí tuệ nhân tạo

AI: Hiểu về trí tuệ nhân tạo

AI là viết tắt của cụm từ “Artificial intelligence” – có nghĩa là trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo. Thuộc lĩnh vực khoa học máy tính (Computer science), AI là trí tuệ do con người lập trình nên nhằm mục đích xây dựng các thiết bị công nghệ thông minh có khả năng mô phỏng các hành vi của con người.

Liệu máy móc có biết suy nghĩ?

Hiểu đơn giản rằng với việc ứng dụng Machine Learning (Hệ thống học máy), AI có khả năng quan sát, nghiên cứu và sao chép lại các thao tác của con người. Sau đó, các hành động học được từ môi trường bên ngoài sẽ được tự động hóa để trở thành hành vi của máy tính.

Trí tuệ nhân tạo đang ngày càng làm được nhiều thứ giống như con người: Có giọng nói riêng; Biết lắng nghe, suy nghĩ và phản hồi; Hiểu và giao tiếp bằng nhiều thứ tiếng; Tự học, học sâu để ngày càng hoàn thiện hơn những gì được học… Do đó, các tập đoàn lớn trên thế giới đã đầu tư vào việc ứng dụng công nghệ AI trong quá trình sản xuất để tăng năng suất và cắt giảm chi phí.

Có bao nhiêu loại trí tuệ nhân tạo?

Hiện nay, công nghệ AI thông minh được chia làm 4 loại chính:

Loại 1: Công nghệ AI phản ứng (Reactive Machines)

Tuân theo những nguyên tắc cơ bản nhất của AI, công nghệ AI phản ứng chỉ có khả năng quan sát, phân tích được những hành động của bản thân và thế giới trước mặt nó rồi tạo ra các phản hồi phù hợp nhất ngay tại thời điểm đó. Máy phản ứng không thể lưu trữ bộ nhớ, do đó, không thể dựa vào kinh nghiệm trong quá khứ để đưa ra quyết định trong thời gian thực.

Việc cố ý thu hẹp bộ nhớ - thế giới quan của máy phản ứng không phải là biện pháp cắt giảm chi phí mà nhằm mục đích tạo độ tin cậy cho loại AI này. Ở bất cứ thời điểm nào, công nghệ AI phản ứng sẽ phản hồi một cách trực quan thông qua việc quan sát và hành động mà không bị ràng buộc bởi những dữ liệu được thu thập trong quá khứ.

Một ví dụ điển hình của Công nghệ AI phản ứng chính là Deep Blue - một máy tính chơi cờ vua do IBM phát triển. Năm 2017, siêu máy tính Deep Blue đánh bại đại kiện tướng cờ vua người Nga Garry Kasparov nhờ được lập trình trí tuệ nhân tạo. Không lâu sau đó,  AlphaZero của DeepMind gây ấn tượng với khả năng tiếp thu kiến thức hàng trăm năm của con người về cờ vua chỉ trong 4 tiếng đồng hồ. Dù chỉ được lập trình luật chơi cờ, AlphaZero còn tự nghĩ ra các chiến thuật riêng để giành chiến thắng.

Loại 2: Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế (Limited Memory)

Đây là loại AI phức tạp và có nhiều khả năng hơn so với công nghệ AI phản ứng.

Trí tuệ nhân tạo có bộ nhớ hạn chế có khả năng vận dụng những dữ liệu được thu thập trong quá khứ để đưa ra những dự đoán sẽ xảy ra và hành động. Loại AI này liên tục được cập nhật và đổi mới liên tục theo 6 bước:

Bước 1: Tạo dữ liệu đào tạo

Bước 2: Mô hình hệ thống học máy cần được khởi tạo

Bước 3: Mô hình này cần có khả năng đưa ra dự đoán

Bước 4: Mô hình phải có khả năng thu nhận phản hồi từ con người và môi trường

Bước 5: Những phản hồi cần được lưu trữ dưới dạng dữ liệu

Bước 6: Lặp lại các bước trên theo chu kỳ

Xe không người lại chính là một ứng dụng của Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế. Nhiều thiết bị cảm biến sẽ được lắp đặt quanh xe để xác định khoảng cách tiếp xúc, AI sẽ phân tích dữ liệu và dự đoán những khả năng có thể xảy ra để tự động điều chỉnh và đảm bảo an toàn cho xe.

Loại 3: Công nghệ AI dựa trên lý thuyết tâm trí (Theory of Mind)

Loại công nghệ AI này hiện vẫn chỉ dừng lại ở mức lý thuyết và chưa có phương án khả thi. Khái niệm này dựa trên tiền đề tâm lý rằng các suy nghĩ và cảm xúc đều sẽ ảnh hưởng đến hành động của các sinh vật sống. 

Với AI, lý thuyết trí tuệ nhân tạo có nghĩa AI có thể cảm nhận, hiểu được những đối tượng xung quanh đang cảm thấy thế nào, rồi tự đánh tự suy nghĩ và sau đó đưa ra quyết định của riêng mình. AI được trông đợi có thể nắm bắt được hành động, suy nghĩ của đối phương để tạo ra mối quan hệ hai chiều giữa con người và trí tuệ nhân tạo.

Loại 4: Công nghệ AI tự nhận thức (Self-awareness)

Loại trí tuệ nhân tạo này sở hữu khả năng tự ý thức y hệt như con người. AI có thể hiểu được sự tồn tại của chính nó trên thế giới, cũng như sự hiện diện và trạng thái cảm xúc của người khác. Nó có thể hiểu được đối phương không chỉ bởi những gì họ truyền đạt mà còn qua cách họ truyền đạt nó.

Tự nhận thức trong AI là kết quả của quá trình các nhà công nghệ nghiên cứu, hiểu được tiền đề của ý thức và sau đó học cách tái tạo để có thể xây dựng nó thành máy móc. Cho đến thời điểm hiện tại, loại AI này nếu thành hiện thực  thì sẽ đánh dấu một bước ngoặt trong ngành công nghệ trí tuệ nhân tạo. 

Các cấp độ của AI?

Trên thực tế, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo cũng rất đa dạng, chủ yếu dựa vào mục đích sử dụng mà có 3 loại cấp độ chính:

Narrow AI (ANI - Artificial Narrow Intelligence): Trí tuệ nhân tạo được cho là hẹp khi máy bị giới hạn trong một chức năng cụ thể nào đó để mô phỏng trí thông minh của con người. AI “hẹp” thường tập trung vào việc thực hiện một tác vụ tốt hơn so với con người. 

General AI (AGI - Artificial General Intelligence): Khi ở trạng thái “chung”, trí tuệ nhân tạo có thể thực hiện bất kỳ nhiệm vụ sử dụng trí thông minh với độ chính xác không thua gì so với con người.

Strong AI (ASI - Artificial Strong Intelligence): Có thể coi là cảnh giới lớn nhất của trí tuệ nhân tạo, hiểu đơn giản là những gì chúng ta chỉ thấy trong phim ảnh. Ở  cấp độ này, AI khi nó có thể giải quyết mọi vấn đề hay thậm chí đánh bại con người trong nhiều nhiệm vụ cụ thể.

AI từng là khái niệm “lạ hoắc”  lần đầu tiên được công bố bởi John McCarthy, một nhà khoa học máy tính Mỹ, vào năm 1956 tại Hội nghị The Dartmouth. Cho đến nay, trí tuệ nhân tạo trở thành sáng kiến công nghệ đột phá và được ứng dụng linh hoạt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.